Trà là một loại thức uống phổ biến và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, khi mang thai, việc uống trà có thể gây ra những lo ngại nhất định về sức khỏe của mẹ và bé. Vậy mang thai có uống được trà không? Nếu có, cần lưu ý điều gì? Hãy cùng Hoàng Thảo Mộc tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
1. Hạn Chế Cafein Khi Uống Trà
Cafein là một chất có trong nhiều loại trà và đã được khuyến cáo hạn chế sử dụng trong thai kỳ. Mặc dù chưa có nghiên cứu khẳng định tuyệt đối tác hại của cafein đối với thai nhi, nhưng nhiều bằng chứng cho thấy nó có thể ảnh hưởng đến chức năng gan của trẻ và làm tăng nguy cơ sinh non hoặc dị tật.
Các bà bầu nên hạn chế uống Cafein khi đang mang thai
Dưới đây là hàm lượng cafein trong một số loại trà (dung tích 240ml):
- Trà matcha: 60 – 80mg
- Trà ô long: 38 – 58mg
- Trà đen: 47 – 53mg
- Trà đóng chai: 47 – 53mg
- Trà xanh: 29 – 49mg
Theo khuyến cáo, phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ quá 300mg cafein/ngày. Đối với một số trường hợp nhạy cảm với cafein, lượng tiêu thụ thấp hơn 300mg vẫn có thể gây ảnh hưởng đến thai kỳ.
2. Bà Bầu Uống Trà Có Thể Gặp Một Số Tác Dụng Phụ
Một số loại trà thảo mộc được coi là an toàn cho bà bầu vì không chứa cafein. Tuy nhiên, vẫn có nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ, đặc biệt nếu trà chứa các thành phần sau:
- Nguy cơ sảy thai, sinh non: Nếu trong trà có chứa thì là, linh lăng, lưu ly, cam thảo, xạ hương, rau má, nhũ hương, hoa cúc.
- Làm tăng lượng máu kinh nguyệt: Các loại trà có rau má, trầm hương.
- Gây dị tật bẩm sinh: Rau má, lưu ly.
- Gây buồn nôn, tiêu chảy: Một số loại trà chứa lá bạch đàn hoặc trà hoa cúc có thể ảnh hưởng đến nhịp tim của thai nhi.
Sử dụng trà khi mang thai dễ gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm
Ngoài ra, bà bầu thường sử dụng thuốc bổ trong thai kỳ, vì vậy cần cẩn trọng khi uống trà thảo mộc để tránh tương tác với thuốc. Tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại trà nào.
3. Tránh Uống Trà Không Rõ Nguồn Gốc
Trà không có nguồn gốc rõ ràng hoặc không được kiểm định có thể chứa các chất độc hại, ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Một số nghiên cứu cho thấy, phụ nữ mang thai uống trà xanh hoặc trà thảo mộc trong 3 tháng đầu có thể làm tăng lượng chì trong máu từ 6 – 14%, dù con số này không quá lớn nhưng cũng không thể chủ quan.
Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên tránh:
- Mua trà không có thương hiệu hoặc không có kiểm định chất lượng.
- Sử dụng trà pha chế không rõ thành phần.
- Uống trà với số lượng lớn, tránh tích trữ lâu dài.
Nếu sử dụng nên sử dụng những loại trà rõ nguồn gốc
4. Những Loại Trà Được Cho Là An Toàn Cho Bà Bầu
Dưới đây là một số loại trà được coi là an toàn nếu sử dụng đúng cách:
- Lá mâm xôi: Có thể giúp hỗ trợ tử cung và rút ngắn thời gian chuyển dạ.
- Bạc hà: Giúp giảm đầy hơi, buồn nôn, ợ chua.
- Gừng: Có tác dụng làm ấm cơ thể, hỗ trợ giảm triệu chứng ốm nghén. Tuy nhiên, không nên tiêu thụ quá 1g gừng khô/ngày.
- Tía tô: Có tác dụng an thần, giảm lo lắng và hỗ trợ giấc ngủ.
Vậy Mang thai có uống được trà không? Câu trả lời là có thể, dù là loại trà nào, mẹ bầu vẫn nên chỉ sử dụng sau 12 tuần thai kỳ để giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Và đặc biệt là trong giai đoạn này phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Bà bầu có thể uống trà nhưng cần lựa chọn loại trà phù hợp và uống với liều lượng hợp lý. Hạn chế trà có chứa cafein và tuyệt đối tránh những loại trà không rõ nguồn gốc. Nếu có bất kỳ băn khoăn nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.