1. Đặc điểm
Cà gai leo hay Cà gai dây có tên khoa học là là Solanum procumbens thuộc họ Solanaceae. Loài cây này được trồng rộng rãi ở Việt Nam và các nước lân cận: Lào, Campuchia, Trung Quốc.
Cà gai leo thuộc loại cây nhỡ, thân leo có chiều dài từ 60 – 100 cm. Lá có màu xanh, mọc so le, mặt dưới lá có lông mềm màu trắng, mặt trên lá có gai. Cây ra hoa từ tháng 4 – tháng 9 và kết quả từ tháng 9 – tháng 12.
Cây cho quả mọng, bóng, màu đỏ, hình cầu có đường kính từ 7 – 9 mm. Hạt màu vàng nhạt hình đĩa, kích thước 3 x 2 mm.
Cà gai leo là cây thuốc nam có vị the nhẹ, tính ẩm có công dụng giải độc gan. Hiện nay trong y học hiện đại, nhiều nghiên cứu đã chứng minh cà gai leo chứa các hoạt chất giúp bảo vệ và tăng cường chức năng gan rất tốt.
Khi khai thác dưới góc độ dược liệu, cà gai leo được thu hoạch và sử dụng phần cành, lá và rễ, thu hái quanh năm. Việc sơ chế thảo dược tương đối đơn giản, chỉ cần rửa sạch rồi thái lát và đem sấy hay phơi khô là được. Thành phẩm sau sơ chế được sắc lấy nước uống, ngoài ra còn có thể dùng nấu thành cao dạng nước, khô, mềm.
Các công dụng điển hình của cà gai leo có thể kể đến như: chữa đau nhức đầu, chữa bệnh gân xương, chữa phong thấp, trị rắn cắn, chữa ho, chữa dị ứng, giải rượu, chữa bệnh lý về gan,…
2. Công dụng của cây cà gai leo
- Viêm gan virus, nhất là bệnh viêm gan B: Trong cà gai leo có nhiều loại hoạt chất, nhất là glycoalcaloid có thể hỗ trợ điều trị viêm gan virus nói chung và viêm gan B nói riêng. Không những thế, việc dùng cà gai leo chữa bệnh còn giúp cải thiện hệ miễn dịch cũng như các triệu chứng bệnh viêm gan.
- Làm chậm xơ gan tiến triển: Glycoalkaloid ở trong cà gai leo không chỉ giúp điều trị viêm gan virus mà còn có thể làm chậm quá trình tiến triển xơ gan cũng như làm giảm mức độ xơ gan ở giai đoạn sớm.
- Ức chế một số bệnh lý ung và chống oxy hóa: Tác dụng chống oxy hóa của cà gai leo rất tốt, nhất là khả năng giảm những tổn thương do oxy hóa và chống viêm gan. Một số nghiên cứu về dược liệu cà gai leo đã chỉ ra rằng dịch chiết và chất glycoalcaloid đều có tác dụng chống oxy hóa tốt. Mặt khác, đây còn là dịch chiết có thể ức chế một số loại tế bào ung thư gây ra bởi virus như: ung thư cổ tử cung, ung thư gan,…
- Giải độc gan: Dịch chiết cà gai leo giúp gan được bảo vệ trước độc tố TNT bởi nó hạn chế tình trạng gan nhiễm độc TNT đồng thời hủy hoại tế bào gan và cải thiện những triệu chứng do gan bị tổn thương.
- Chữa đau nhức xương khớp: Theo đông y, cà gai leo có vị hơi the, tính ấm nên có tác dụng điều trị đau nhức xương khớp hiệu quả nhờ chứa các hoạt chất thuộc nhóm alcaloid nên có độc tính nhẹ.
- Chữa cảm cúm: Cà dây leo giúp điều trị cảm, chống viêm, tăng sức đề kháng cho cơ thể dựa vào các hoạt chất chính Flavonoid và alkaloid và khả năng kháng khuẩn hiệu quả.
- Chữa hen suyễn: Trong dân gian, có rất nhiều loại thảo dược chữa các bệnh ho, hen suyễn, dị ứng. Trong đó, nổi bật là cây cà dây leo với công dụng tuyệt vời trong điều trị các bệnh lý đường hô hấp như hen phế quản. Nghiên cứu cho thấy chiết xuất của cà dây leo giúp ổn định tế bào mast – tế bào này có vai trò quan trọng trong sản xuất các hóa chất trung gian gây co thắt đường thở trong bệnh hen phế quản.